Đăng kiểm xe ô tô là thủ tục bắt buộc với mọi ô tô. Nhưng nhiều tài xế không hiểu rõ mục đích, thủ tục cũng như các lưu ý của công việc này.
Mục đích của đăng kiểm
Cơ quan chức năng cần làm đăng kiểm phương tiện để quản lý tình trạng xe cơ giới. Đảm bảo an toàn về vận hành và phát hiện, khắc phục một số lỗi từ nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, việc đăng kiểm còn giúp quản lý một số loại phí và hỗ trợ giám sát xe kinh doanh vận tải và xe vi phạm giao thông.
Khi nào cần đăng kiểm xe ô tô?
Các trường hợp cần đăng kiểm xe ô tô: Xe mới, xe cũ hết hạn đăng kiểm, xe có thay đổi về mặt kết cấu. Với trường hợp xe sang tên, di chuyển (thay đổi vùng) cần làm lại giấy tờ nếu sổ đăng kiểm cũ còn hiệu lực.
- Với xe con 4-9 chỗ, lần đăng kiểm đầu sẽ có hạn 2,5 năm. Sau đó, cứ mỗi 1,5 năm tài xế cần mang xe đi đăng kiểm. Từ sau năm thứ 7, định kỳ đăng kiểm là 1 năm. Từ sau năm thứ 12 sẽ là 6 tháng đến khi hết hạn hoặc xe không còn đủ điều kiện để lưu thông.
- Với xe kinh doanh dịch vụ vận tải, lần đầu đăng kiểm có hạn 1,5 năm. Sau đó, định kỳ rút xuống là 6 tháng/lần.
Hồ sơ đăng kiểm xe ô tô
Khi đưa xe đến đơn vị đăng kiểm, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ sau:
– Bản chính giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Hoặc một trong các giấy tờ sau còn hiệu lực như: Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ. Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính. Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe.
– Bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
– Bản chính giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

Ôtô “độ” có được đăng kiểm?
Một số bộ phận được nâng cấp mà không ảnh hưởng đến đăng kiểm. Ví dụ như camera lùi, cảm biến, camera hành trình, màn hình, loa trong xe,… Tay đổi đèn từ nguyên bản sang đèn projector hay LED nhưng vẫn đảm bảo quy chuẩn về ánh sáng.
Những kiểu nâng cấp không được chấp nhận, theo Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ. Sẽ bị phạt 800.000-1.000.000 đồng nếu tài xế điều khiển xe lắp thêm đèn. Ở phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe.
Xe lắp thêm đèn được hiểu là những loại đèn không đúng quy chuẩn như phía trên. Chứ không giới hạn việc nâng cấp đèn để tăng hiệu quả chiếu sáng. Nhưng cần lưu ý việc tăng sáng này phải theo quy chuẩn của cục đăng kiểm xe ô tô. Và không ảnh hưởng đến người đi đường. Thực tế, đăng kiểm không xử phạt việc độ bóng cho đèn pha.
Lưu ý trước khi đi đăng kiểm xe ô tô
Cách đăng kiểm xe ô tô nhanh chóng và thuận lợi hơn, chủ xe nên:
– Lau sạch biển số xe, số máy, số khung để giúp nhân viên dễ dàng kiểm tra.
– Mở cabin và kiểm tra mức nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu phanh, dầu trợ lực. Và các dấu hiệu khác trong khoang động cơ. Nếu có vấn đề thì nên thay thế hoặc thêm dung dịch phù hợp trước khi đăng kiểm.
– Kiểm tra kỹ phần cần gạt nước và phun nước đảm bảo hoạt động bình thường. Không có dấu hiệu hư hỏng.
– Đo áp suất của lốp xe để căn chỉnh và tạo mức áp suất lốp phù hợp. Đồng thời chủ xe nên kiểm tra kỹ bánh xe để đảm bảo không có dấu hiệu lệch.
– Kiểm tra trước về phần nội và ngoại thất xe trước khi đăng kiểm.
Đăng kiểm xe ô tô được xem là việc làm bắt buộc theo quy định pháp luật. Do đó, chủ xe cần chú ý hồ sơ, thủ tục và các mốc đăng kiểm. Để luôn chủ động tránh trường hợp quá hạn. Trung tâm đăng kiểm Hà Thành trực thuộc Trung tâm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ. Trung tâm có đội ngũ đăng kiểm viên, nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Đặc biệt có kinh nghiệm đáp ứng công việc được giao, có tinh thần trách nhiệm và tận tụy trong công việc. Hà Thành sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng đến kiểm định.