Thị trường logistics quốc tế

Thị trường logistics toàn cầu được định giá 7.641,20 tỷ USD vào năm 2017. Và dự kiến đạt 12.975,64 tỷ USD vào năm 2027. Đạt tốc độ CAGR là 6,5% từ năm 2020 đến năm 2027.

Sự bùng phát đột ngột của đại dịch COVID-19 đã dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng về logistics. Để phục vụ cho nhu cầu tăng cao đối với nhiều mặt hàng thiết yếu. Và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trong thời gian đóng cửa ở một số quốc gia.

Ở cấp độ khu vực, thị trường đã được phân loại thành Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu, Bắc Mỹ, châu Mỹ Latin, Trung Đông và Châu Phi. Châu Á Thái Bình Dương hiện đang thống trị thị trường toàn cầu.

chỉ số logistics

Thị trường logistics Việt Nam

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đã thống kê chi tiết. Tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14% – 16%. Với quy mô khoảng 40 – 42 tỷ USD/năm. Thị trường logisitcs tại Việt Nam được đánh giá cao. Đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics. Và đứng thứ 4 trong khối các nước ASEAN. Sau Singapore, Malaysia, Thái Lan. So với một số nước châu Âu, dịch vụ logistics của Việt Nam vẫn tốt hơn một số quốc gia thuộc khối Đông Âu. Ví dụ như Bulgari (51), Nga (99), Ukraine (73) và hơn phần lớn các quốc gia châu Phi khác. 

Còn theo Báo cáo chỉ số thị trường logistics mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility vừa công bố cho thấy. Năm 2021, Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020. Đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu. Logistic được dự báo là ngành có tiềm năng tăng trưởng lớn ở Việt Nam trong tương lai. Với tốc độ phát triển nhanh, lên đến 13 – 15%/năm.

Báo cáo thị trường logistics

Hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics gồm nhiều loại hình dịch vụ. Được phân chia ra theo các nhóm. Ví dụ như: xếp dỡ container; kho bãi; dịch vụ chuyển phát; vận tải hàng hóa; nhóm dịch vụ khác; phân tích và kiểm định…

Thống kê cho thấy, Việt Nam hiện có hơn 30.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực logistics. Trong đó, chiếm 89% là doanh nghiệp trong nước. 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, còn có một số công ty xuyên quốc gia chuyên cung cấp dịch vụ logistics có kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Điển hình như: Maersk Line, DHL, Kuehne + Nagel…

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, cho dù các doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ lệ lớn nhưng lại chỉ chiếm khoảng 30% thị phần. Còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Vì DNVN chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế. Chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics. Giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về “sân chơi”.

thị trường logistics Việt Nam

Giải pháp

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhận định. Để ngành dịch vụ logistics Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, bắt kịp với xu thế của quốc tế. Việt Nam cần tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thể chế. Nhất là việc thể chế hóa kịp thời các quan điểm, đường lối của Đảng về kinh tế đối ngoại. Để hoàn thiện các cơ chế chính sách và quy định pháp luật về logistics… 

Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng cường ứng dụng những thành tựu của Cuộc cách mạng Công nghệ lần thứ 4. Đặc biệt là trong lĩnh vực logistics. Nhằm thúc đẩy tự động hóa tối đa các quy trình hoạt động, giúp hạn chế rủi ro. Nâng cao hiệu suất và cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Trong điều kiện nhân lực hạn chế và thị trường có nhiều biến động. 

Ngoài ra, cần triển khai các giải pháp nhằm phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Các cảng biển, kho bãi. Kết nối các phương thức vận tải. Xúc tiến thành lập các khu thương mại tự do. Tạo điều kiện cho các địa phương có lợi thế phát triển thành các trung tâm dịch vụ logistics lớn. Tập trung phát triển nguồn nhân lực logistics. Nhất là nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp theo các chuẩn mực quốc gia, khu vực và thế giới. Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế.

Logistics Hà Thành

Tính đến thời điểm hiện tại, Hà Thành Holding đã trải qua hành trình hơn 30 năm đi cùng sự phát triển ngành cung ứng nước nhà. Trở thành một thương hiệu được bảo chứng trên thị trường Cung ứng. Hà Thành Holding đã có mặt trên nhiều thành phố lớn tại Việt Nam như Ninh Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên,…

Với hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Hà Thành Holding luôn đồng hành cùng khách hàng với 4 giá trị cốt lõi. Đạo đức kinh doanh – Nhân bản – Đồng hành – Đổi mới với mong muốn chạm tới trải nghiệm của từng khách hàng.

Hà Thành Holding tự tin giới thiệu cho khách hàng những giải pháp cung ứng phù hợp với mọi ngành nghề kinh doanh.